< MAINBOAR PC>
Bệnh ko kích đc nguồn -
Theo lý thuyết thì phải dò cơ cấu
mạch kích nguồn rồi từ đó dò theo mạch mà sửa từng bước một. Ví dụ: 5v power on
-> IO -> Chip Nam
-> fet -> power SW. Như vậy mình phải theo sơ đồ trên rồi đánh từng vùng
một. Nhưng như vậy thì khâu khó nhất là tìm ra cơ cấu mạch kích nguồn, rất lâu
và nhiêu khê. Bjo mình trình bày cách mà lâu nay mình vẫn làm 100% thành công
bệnh này.
Khi nhận 1 main ko kích dc nguồn, trước tiên là ngắm nghía
xem main có bị cong, lỗi vật lí như đứt mạch, xì tụ hay nổ chíp hay ko? Tiếp
theo là xem thử jump Clrcmos đã cắm đúng vị trí chưa. (Một số trường hợp khách
tự vọc trên main). Sau đó cắm nguồn vào kick thử. Sờ thử xem chip LAN, chip
AUDIO, Chip Clock có bị nóng hay ko. Khi kích nguồn chưa dc mà những chíp trên
đã nóng thì có nghĩa là bản thân nó bị chạm. 1 số trường hợp chỉ cần gỡ chip
LAN chạm ra là đã deba dc, main và lên hình chạy bình thường. Chỉ cần gắn thêm
1 con chip Lan khác là OK hoặc là để như thế sử dụng card LAN rời.
Nếu như các chip kể trên ko có con nào chạm, tiếp
theo mình dùng tay đè lên chip NAM đồng thời kích nguồn. Nếu kick chạy thì có
nghĩa là chip NAM đã bị hở. Chỉ cần tiến hành hấp lại chip NAM là ok. Nếu không
deba dc thì lại dùng ngón tay chạm vào phần chân của thạch anh chíp NAM đồng
thời kích nguồn nhiều lần. Nếu kích chạy thì 1 trong hai khả năng sẻ xảy ra. 1
là bản thân thạch anh bị lỗi. 2 là chíp NAM bị hở chân. Như vậy chỉ cần thay
thạch anh, nếu ko chạy thì hấp chíp nam hoặc làm lại chân chip nam là ok.
Thường thì những pan ko kich dc nguồn mà mình từng làm đa số đến đây là xong
rồi. Nhưng 1 số trường hợp khác cả hai phép thử trên đều ko làm nên sự thay đổi
gì cho main cả thì đành phải theo cách dò cơ cấu mạch kích nguồn mà làm. =>
kiểm tra fet kích nguồn, thay IO, vẫn chưa chạy nữa thì thay luôn chip NAM nữa
là ok.
Nếu main vẫn chưa chạy thì phải kiểm tra lại các
bước trước, và phải đảm bảo rằng thao tác mà mình làm phải chuẩn xác nếu không
sẽ gây thêm bệnh cho main. Đối với main intel thì đa số phải có CPU mới kích dc
nguồn còn 1 số ít dòng main khác phải có pin Cmos mới kích dc nữa.
Thực lòng trên đây là kinh nghiệm xử lý bệnh kích
nguồn của main pc mà mình đã làm. Có gì thiếu sót mong diễn đàn góp ý và ủng
hộ. chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh và ngày càng có ích cho anh em kĩ thuật.
++++++++++++++++++++++
1 số bệnh cơ bản của mainboard:
1. main Asrock 333 D667 kích nguồn mã code hexa
không nhảy , nguyên nhân hở socket CPU , tiến hành hấp lại socket CPU, main
chạy bình thường .
2. main Asus P5GC-MX thỉnh thoảng bị reset lúc
thì ngay ở màn hình dos, or win … vv , nguyên nhân hở socket CPU , tiến hành
hấp lại socket , main chạy bình thường.
3. main MSI 945PL không kích nguồn được, chạm
chập 2 chân thạch anh kích nguồn dc nhưng main
không boot, hấp lại chip Nam
main boot bình thường
4. Main Foxcon G31 kích nguồn main chạy nhưng không
boot ktra thấy FET cấp nguồn 1,2 V cho chip bắc và APG cháy. Nguyên nhân là do
lỗi ic dao động isl 6321 tiến hành thay cặp FET và chip isl 6321 main boot bình
thường
5. Main Giga G31M không kích nguồn được, kích ép ko
được suy ra chập main , gỡ bỏ nguồn cấp VRM main kích nguồn dc ! đo ktra thì
chết 1 FET 12V tiến hành thay Fet khác main boot bình thường
6. main Giga 8i865GME-775 kích nguồn card test báo
code CO C1 D3 41 50 FF màn hình không lên gì, cắm card VGA thì code dừng 50 màn
hình hiện scan imger bios ….. up lại bios main chạy boot bình thường !
7. Main Asus P5AD2-E kích nguồn quạt quay 1 2 vòng
rùi tắt, rút pin 12V kích nguồn quạt quay ktra chân en = 1,2v pgood = 0,5v lỗi
ic giao động ADP3180 – thay ic khác main boot bình thường
8. main Asrock P4i45GV card test báo Ad , tụ lọc
nguồn chip bắc bị phồng, thay tụ lọc nguồn main boot bình thường
9. main Prescott
533 mất nguồn CPU, do Pgood = 0V tiến hành thay FET 3055 ở đầu khe ram , main
boot bình thường
10. Main intel 915GLVG kích nguồn đèn chớp nháy,
nhấc ic ADP3188 main kích nguồn được, thay thử ADP 3188 khác vào cắm CPU tải
giả có nguồn, cắm CPU thật mất nguồn. --- nguyên nhân ADP3188 lỗi, thay ADP
3188 khác có nguồn CPU main boot bình thường
11. main intel 478 tình trạng là kích nguồn lúc
được lúc không, đang nhảy code hexa thì mất nguồn. nguyên nhân là do hở socket
cpu vì main intel muốn kích nguồn dc thì phải cắm CPU sau khi hấp socket main
boot bình thường
12. main Giga 945GZM-S2 code bios 45 tiến hành up
bios main boot bình thường
13. có nguồn CPU main boot bình thườngmain Foxcom
45CMX mất nguồn CPU do mất nguồn Ram 1,8V thay thế ic dao động nguồn ram IC
7120 ( tương đương RT 8150 ) ram có nguồn 1,8v -
14. chập fet, tháo fet chập thay fet mới vào, kích
nguồn tình trạng vẫn thế ! thay thử ic đảo pha và cặp fet main có vcore boot
bình thường ! main chập vcore -main intel 845gvrs kích nguồn quạt lắc lư rút
chân pin 12v, quạt quay bình thường -
15. fet ko thông. Thay fet Q289 nguồn chip bắc
=1,2v main boot bình thườngmain giga 945gcm-s2 mất xung reset và clock. Đo
nguồn chip bắc = 0,6v. tại chân D của fet Q287 = 0.6v cấp nguồn cho fet Q287 là
fet Q289 đo tại chân D =1,8 G=10.3v chân S= 0.6v điều kiện mở fet đủ -
16. main asus P5GZ-MX cardtest báo code 85 màn hình
báo lỗi usb shutdow after 15s. sau 15s thì main tự shutdow , ktra thì thấy mất
nguồn 5v cấp cho công usb. Tụ điot bị đứt, tiến hành thay tụ. main boot bình
thường.
17. main intel kích nguồn cardtest báo code bios E8
E9 EA EB, lỗi bios. Up lại bios main boot bt
18. main giga 945gzm-s2 kích nguồn mất vcore, chip
bắc, ram … tiến hành thay OSC 6520 ( ic quản lý nguồn ram ) main boot bình
thường
thay fet nguồn ram main boot bình thường19.main
865G7 cardtest dừng code AF25 thay chip bắc vẫn thế ! nguồn cpu ram bắc nam đủ
! nguồn ram đo = 2,56v
thay cặp fet khác. Có nguồn chip bắc main boot bt ,
fet ram hết nóng20. main p4i65GV mất xung reset kiểm tra thấy fet nguồn ram
nóng , mất nguồn chip bắc, chân D và G của fet có nguồn -
21. main foxcom 45GMX kích nguồn card test báo FF
ko out vga on, out vga rời ! ktra thấy diot D20 ( gần pin 12V vcore ) bị chạm,
tiến hành thay diot. Main boot out vga on .
22. Main Giga 945GCM-S2 nguồn đầy đủ , mất xung
reset. Tiến hành hấp chip nam đã có xung reset nhưng main không boot. Thay chip
nam khác. Main boot bt
23. main biostart 945GC-M7 TE mất xung reset ( có
nguồn cpu ) lỗi ic Lan gỡ ic Lan ra main boot bt
24. main asus p5kpl-am mất xung reset,đo thấy trở
kháng of chip bắc 12 ôm, chip ở main khác 24 ôm, tiến hành thay chip bắc main
boot bt
25. main dell 865 đồng bộ cắm cardtest code nhảy
bt, bàn phím caplock không out màn ngoài, ktra thì thấy chân số 13 của cổng vga
không có nguồn, đo trở kháng 47 ôm, dò mạch thấy chân này ăn thẳng vào chip
bắc, tiến hành thay chip khác main, đã out dc màn ngoài
1-biostar gf7100p-m7 nguồn đầy đủ card test không
nhảy code (- - -) với loại chạy 1 cs như con này các bạn chỉ cần hấp lại cs là
xong.
2-msi-7507 nguồn đủ card test nhảy code d5-d4 đứng
tại đó,fet nguồn ram và tụ lọc nóng bất thường.kiểm tra tụ lọc đầu tiên.nếu
thay vào chạy là ok .ko thì kiểm tra fet.
3-asus p5gz-mx kich nguồn main chay ko nhảy code (-
- -) đèn reset sáng ko tắt đèn irdy không sáng >> mất reset kiểm tra thấy
mất 3.3v cấp cho chân 15 ic clock<em 3.3 này là -nguồn cấp sau nhé) từ chân
15 này qua 1 em điện trở lấy nguồn từ chân con 117AX .>> đứt trở mất
nguồn .
4-main abit I 45cv kich nguồn không nhảy code(- -
-) đã làm cs bắc nạp lại rôm main lên nhưng nguyên nhân chính ko phải pan
này.khi nhảy code main kêu như còi cứu hỏa.fix hấp lại sk phát là dc.
5-asus 865 sk 775 kíc nguồn treo reset cpu nóng rất
từ từ ( - - - ) đèn iry sáng mờ >> ics thay con khác main đã chạy
6-asus p5 gz-mx kich nguồn lúc boot dc lúc không
.lúc không boot dc thì hiện các mã rác sau d5-d4 .12-11 .11-10 .09-08. 09-07
06-05 05-04 04-02 07-06 30-03 khi dừng ở các mã trên main sẽ bị treo đều không
reset lại máy dc.pan này là hở sk .
7-main msi (ms-7352) kích nguồn đèn reset sáng
không tắt đèn irdy không sáng>> mất nguồn cpu nguồn cs bắc nguồn cs nam
ko có.thay ic ms-7g8209 >ok
9-iteo 945 gcnl kích nguồn nhảy code 40 - -
>>> lỗi bios
10-arock 945 kíc nguồn nhảy code 38-39 nạp lại rom
>>ok
11-abit 865 (775) sg-80 kíc nguồn báo d0 - - hấp
lại sk >>ok
12-arock 945 chân xiên loại comro 1333-d667 chết
chíp nam >>thay >ok kíc nguồn nhảy code 04-02 hấp lại sk>>ok
Kết lại sẽ còn tiếp các pan cơ bản khác cho các bạn
tham khảo cả pc – và laptop hi vọng với vài pan cơ bản sẽ giúp các bạn mới vào
nghề tham khảo từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.mong mọi người ủng hộ cho bài
viết
14-arock g31-s kich nguồn đèn reset nhấp nháy .mất
ap vào chân 5 rt8105 dò từ chân này thấy đi qua 1 em tụ lôi ra kiểm tra thấy bị
dò<bọn main này hay bị dò con này lắm >thay >>ok
15-foxcom g33 chạy p4 3.0 ok ko chạy dc e 5300 chỉ
lên màn hình và đơ tại logo>> nap bios vơ sờn mới nhất ok.
16-foxcom 945 cmx kíc nguồn lúc dc luc ko .thay io
kíc dc nguồn nhưng mất toàn bộ nguồn ram.cpu.2 nguồn cs hấp lại chip nam
>>>ok
17-foxcom g31 kíc nguồn treo reset đèn irdy sáng mờ.mất
vcore các nguồn khác ok .mất nguồn 12v cấp vào chân G q46 mất nguồn 10 cấp vào
chân G q31 thay I/O >>ok
18-asus p5 gz-mx nguồn đầy đủ.lên màn hình khoảng 5
giây tắt .kiểm tra thấy nguồn cpu từ 1.3v dâng lên 2.0v cpu chạy nóng bất
thường.thay A1-305 và A2-406 >>ok
còn tiếp hồi sau mong các bạn ủng hộ bài viết còn
xin lỗi nếu bài viết chưa thực sự đúng hướng
++++++++++++++++++++++++++
Lỗi Chip cầu Nam
hay gặp và hướng sửa chữa
Trước khi tìm hiểu về Lỗi chip cầu Nam, chúng ta tìm hiểu một số Thông tin
cơ bản về Chip cầu Nam.
Chip cầu Nam là gì?
Chip cầu Nam có tên gọi khác I/O Controller Hub (ICH), là một chip
đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của bo mạch chủ trong chipset.
Có tên gọi là Chip cầu Nam vì trong Cách vẽ nó
trên Sơ đồ: CPU phải vẽ ở phía Bắc, CPU được nối với Chipset với phần Chipset
xử lý những việc có tốc độ nhanh ở phía Bắc là Chip cầu Bắc. Chip cầu Bắc sẽ
tiếp tục được nối với phần còn lại của Chipset ở phía Nam đó là Chip cầu Nam.
Như vây, Chip cầu nam không nối trực tiếp với
CPU mà phải thông qua Chip cầu Bắc.
Cả 2 chip này đều nằm trên Mainboard và là 2
Chip to nhất, trong đó Chip cầu Nam
nhỏ hơn Chip cầu Bắc.
Nhiêm vụ của Chip cầu Nam?
Như trên đã nói thì Chip cầu Nam sẽ Quản lý và giao tiếp với các
thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound, chip LAN, BIOS ROM,
chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM, LPT).
Những lỗi Chip cầu Nam nào hay gặp?
- Phổ biến nhất khi Main bị lỗi Chip cầu Nam là Lỗi không kích được Nguồn.
- Lỗi hay gặp thứ 2 là Mất xung Reset.
- Ngoài ra, những lỗi khác như: Chập chờn, không
nhận hoặc có Nhận nhưng lại không chạy các Thiết bị như HDD, USB, CD…
Hướng sửa chữa Những lỗi Chip cầu Nam hay gặp?
Những lỗi
Chip cầu Nam cũng gần giống như Chip cầu Bắc nên
cũng có hướng sửa chữa tương tự nhau như Hấp chip, Làm chân lại hoặc Thay Chip
mới nếu quan trọng.
+++++++++++++++++++++++++++
ĐÂY
LÀ CÁCH ĐO KIỂM TRA MỘT MAINBOARD XÁC ĐỊNH HƯ HỎNG
Bắt đầu: I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích
nguồn đầu nhé):
1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra
bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi
chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO...
2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) :
chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà
không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc
mà nguồn chạy <-- Lỗi tự kích nguồn.
3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3:
Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam,
mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được
nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.
4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:
Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ
cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra
mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.
II. Kích nguồn: <-- Kích không được nguồn thì
kiểm kỹ lại các bước trên và tự kết luận main hư gì nhé.
III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không
lên hình, đo tiếp:
1. Đo Nguồn RAM: DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như
hình phải có 2V5:
DDR2: Phải có 1V8
DDR3: Chân 51 phải có 1V5
Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC
giao động nguồn RAM. 2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1
Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu
tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc). Nếu
không có dãy điện trở thì đo chân 2, 4, 6 của DDR1 nhé. 3. Nguồn chipset (có
khi chung nguồn AGP/PCIx): Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2
chipset phải có 1V5.
Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức
nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn). 4. Nguồn Vcore cấp cho CPU: Đo
tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8
Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn
mainboard không chạy. Nếu chỉ dùng VOM
++++++++++++++++++
SOCKET CPU VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
Các lỗi thường gặp:
1. Chủ yếu do tiếp xúc không tốt:
- Đối với socket 478 và AMD2 phải cẩn thận tháo
miếng gặt chân màu sáng (chiếm 1/2 bên trên bề mặt socket) ra vệ sinh = RP7 và
quan sát kỹ coi có bị ten, rỉ hay không. Nếu có thì vệ sinh và cạo thật sạch để
CPU và socket tiếp xúc trở lại. - Đối với socket 775 thì quan sát kỹ xem có bị
cong các chân tiếp xúc. Vệ sinh thật nhẹ để tránh
cong các chân tiếp xúc.
2. Lỗi hở chân socket:
- Đối với lọai socket dùng chân gầm (không xuyên
qua mainboard) như kiểu chipset. Trường hợp này rất khó chuẩn đoán. - Có thể
dùng thiết bị "test socket" (xem hình) để kiểm tra tình trạng tiếp
xúc của Socket CPU.
- Nếu có kinh nghiệm, thường dùng tay đè mạnh lên
lưng CPU nếu thấy card test mainboard nhảy sang số khác hơn so với lúc chưa đè
tay thì 99,99% hở socket.
- Lỗi này chủ yếu do chì bi dưới bụng socket lâu
ngày bị "nhót" lại dẫn đến hụt chì gây tiếp xúc không tốt giữa socket
và mainboard. - Cách xử lý tốt nhất là hấp "khô" lại socket (không
dùng mỡ hay nhựa thông). Cần phải có máy hàn chip chuyên dùng mới làm được. Tối
thiểu cũng phải dùng "bếp hấp" chuyên dùng. Nên nhớ không cho mỡ hay
nhựa thông vào socket sẽ làm "chết" socket vì mỡ hay nhựa thông sẽ
thấm vào các chân và không còn tiếp xúc tốt nữa.
- Nếu hấp vẫn không giải quyết thì chỉ còn cách
thay socket mà thôi. Dĩ nhiên phải có socket mới và máy hàn chip mới làm được.
+++++++++++++++++++++
CÁC BAN BỆNH CỦA CẠC VRM Mạch VRM hay còn gọi là nguồn Vcore
cấp nguồn cho CPU hoạt động. nguồn Vcore có điện áp ra còn tùy thuộc vào CPU.
VD:
CPU P4 478 có vcore từ 1.5v - 1.75v,
Cerleron và p4 775 có vcore = 1.35v,
dual core và core2 vcore=1.15v ....
Do hoạt động ở mức dòng cao nên mạch nóng và
thường xuyên gây ra lỗi.. Hôm nay mình post bài này hi vọng giúp đỡ được các a e
mới vào nghề. Ở đây mình chỉ xoay quanh vấn đề hư hỏng mạch VRM và không nói
nhiều về lý thuyết (các bạn có thể tìm hiểu ở hocnghetructuyen.com hoặc
lqv77.com). Trên đây mình sử dụng sơ đồ nguyên lý mạch VRM của main Giga
G31M-ES2C để demo cho các bạn dễ hiểu.
I, CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI VCORE
Ở đây tôi loại trừ khả năng CPU lỗi hoặc CPU ko dc
mainboard hỗ trợ.
1.- Nguyên Nhân Thường gặp nhiều nhất là mất điện
áp cấp cho RAM, CHIPSET dẫn đến ko có tín hiệu PW-GOOD đến cpu gây mất áp
V-core. Tuy nhiên cái này ko dc xem là lỗi của mạch VRM. Và xin lưu ý các bạn
rằng nếu muốn xử lý mạch VRM thì các bạn phải khẳng định rằng tất cả các nguồn
khác trên main đều ok/
2.-Nguyên Nhân chạm chập MOSFET mạch VRM
3.-Nguyên Nhân Lỗi IC dao động mạch VRM
4.-Nguyên Nhân Lỗi IC đảo phase mạch VRM
5.-Nguyên Nhân Hở SOCKET
6.-Nguyên Nhân Lỗi IC IO
7.-Nguyên Nhân chạm chập tụ bi và tụ hóa trong mạch
(ít xảy ra)
8.-Nguyên Nhân Chạm Chập chipset cầu bắc
II. BIỂU HIỆN BỆNH:
1. - Mở nguồn quạt quay vài vòng rồi tắt, đồng thời
phát ra tiếng rít ở bộ nguồn ATX. Rút dây 4pin 12v ra khỏi main thì mở nguồn
dc.
2. - Mở nguồn quạt quay, ko lên hình, đèn reset ở
cardtesst sáng liên tục.
3. - Mở nguồn quạt quay, lên hình khoảng 10s rồi tự
tắt hình, quạt vẫn quay.
4. - Mở nguồn quạt quay, ko lên hình, cardtst dừng
ở code AF25, hoặc AD09 .....
Trên đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh lỗi
mạch VRM. ngoài ra còn có những lối khác nhưng hiếm gặp và còn tùy vào môi
trường của từng vùng nên tôi ko trình bày ở đây.
III, CÁCH XỬ LÝ LỖI:
1. Xử lý lỗi chạm chập mosfet:
Lỗi chạm chập mosfet có thể phân biệt thành 2 loại
chạm chập:
- chạm fet mở nguồn (fet có chân D dc cấp 12v và
chân S là nguồn Vcore nối với cuộn lọc nguồn Vcore, Trên sơ đồ trên là 3 con
DQ4, DQ5,DQ10).
+ cách đo đạc: Đo nội trở D-S nếu thấy nội trở quá
thấp thì khẳng định fet bị chạm chập.
Trường hợp này theo lý thuyết thì phải tách ra khỏi
mạch để đo từng fet một vì cả 3 con fet mở nguồn trong mạch đc mắc song song
nhau, nên 1 con chạm thì đo cả 3 con fet đều có chung kết quả. Nhưng theo kinh
nghiệm của tôi thì: khi thấy chạm chập D-S ở fet, tôi tiến hành đo nội trở G-S
của fet đó, nếu thấy nội trở thấp thì khảng định fet đó chạm. cách làm này
thành công 100%. Nếu đo thấy chạm D-S fet mở nguồn mà đo G-S của fet ko thấy
chạm thì không phải fet chạm mà là fet đang dẫn maximum, nghĩa là đang có xung
kích vào chân G của fet làm cho fet dẫn tuyệt đối. Trường hợp này xảy ra do lỗi
IC dao động hoặc lỗi IC đảo phase. Nhiều bạn thắc mắc rằng đo trong mạch thì
thấy chạm mà gỡ ra ngoài đo ko chạm là vì vậy. Có thể thử bằng cách dùng que đo
chạm 3 chân của fet lại với nhau để xả điện cho fet. Lúc này đo nội trở D-S sẽ
hết chạm.
- chạm fet gim nguồn: (fet có chân D là nguồn vcore
nối với cuộn dây vcore và chân S nối mass). Mỗi phase vcore thường có 2 hoặc 4
fet gim nguồn. cách đo kiểm tra cũng giống như cách đo kiểm tra fet mở nguồn
vcore.
Các mosfet sử dụng trong mạch VRM đều chịu dòng
cao. có thể thay thế bằng cách lấy mosfet trên mạch VRM của main khác hoặc dùng
các fet có thông số K3819, 75N03, 90N03...vv
2. Đối với lỗi do nguyên nhân 3,4,6 ở trên thì chỉ
có thể dùng cách thay thử để loại trừ. Đối với loại OSC ADP3181 có thể thay thế
tương đương bằng ADP3180 hoặc ADP3168.
Đối với IO, trừ dòng Foxconn và giga thì có thể
thay ITE7812 cho ITE7818.
3 con W83627DHG-A, W83627DHG, W83627HG đều có thể
thay thế cho nhau.
các thay thế tương đương trên tôi đã thuwch hiện
thành công.
3. Lỗi chạm chập tụ lọc trong mạch VRM: trường hợp
này ít xảy ra. có chăng là hiện tượng phù tụ hóa do quá tải, khi đó có thể kích
nguồn quạt quay vài vòng rồi tắt, nhưng vẫn tiếp tục kích nguồn lần tiếp theo
mà ko cần cắm lại nguồn. Một số trường hợp chạm tụ bi ở giữa socket CPU, hay
xảy ra ở main ASUS 915.
4. Lỗi do chạm chập chip Bắc. Khi đo kiểm tra hết
fet, tụ và IC đều ko chạm chập mà vẫn thấy mạch VRM chạm thì khẳng định do chip
bắc chạm. Trương hợp chip chạm thường ít xảy ra hơn các nguyên nhân khác.
5. Bệnh mở nguồn lên hình khoảng 10s là tự tắt
hình, quạt vẫn quay: chung biểu hiện nhưng có nhiều nguyên nhân xảy ra:
+ vcore
+ V RAM
+ BUSS RAM
+ IO
+ CHIP NAM
+ CHIP Bắc ....
Tôi đã xử lý nhiều main gặp biểu hiện này, nhưng đa
số do vcore. VD:
Mới fix thành công main BIOSTAR G31 M 7-TE 1 khách
hàng mối ở Đăk Lăk ship đến. Biểu hiện:
Mở nguồn lần đầu chạy win dc khoảng 1 tiếng thì mất
hình. sau đó cứ mở lên có hình khoảng 10s tự tắt hình. Sau khi loại trừ các
thiết bị ngoại vi như NGUỒN,RAM, CPU, FAN CPU... tôi tiến hành kiểm tra main.
Để thang đo đồng hồ ở DC và cắm cố định vào vcore. Kick nguồn lên và khi lên
hình thì vcore=1.2v (CPU E5300)
Sau đó main tự tắt hình thì Vcore =1.1v
theo dõi tiếp thấy vcore tụt dần 1v, 0.9v , 0.8v
.... 0v
Tiến hành thay OSC L6703 vào thì test thấy main
chạy OK, test 1 ngày ròng ko thấy bị lại thì gửi đi giao. Đã lâu ko thấy bị
lại. Cũng đã fix thành công pan tương tự trên main GIGA 945 và MSI 945 đều chạy
ISL6312
Trên đây là các pan can bản của mạch VRM thường gặp
nhất. Ngoài ra còn có xảy ra nhiều biểu hiện khác đều do lỗi VRM. cái này cách
xử lý nhanh hay chậm và cách xác định pan còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi
người. Bởi vậy có gì thiếu sót các anh em hãy giúp tôi bổ sung nhé. Thân!
+++++++++++++++++++++
< LAPTOP >
KINH NGHIỆM SỬA CHỮA LAPTOP
Khi khởi động, máy tính sẽ tự động thực hiện một
quá trình tự kiểm tra ,gọi tắt là POST. Quá trình này sẽ kiểm tra hầu như toàn
bộ các phần cứng bên trong máy như CPU, RAM, card màn hình, ổ cứng… Nếu mọi thứ
đều ổn thì hệ thống sẽ tải hệ điều hành, nhưng nếu có vấn đề chúng sẽ báo lỗi.
Vậy lỗi đó là gì? Bạn có biết được không? Bài viết này xin đề cập đến cách nhận
biết mã
báo lỗi âm thanh (beep code) dùng cho các máy tính sử dụng BIOS Award hoặc Phoenix. Trước hết bạn cần
xem qua một số mã lỗi âm thanh thường gặp sau đây:
Tiếng bíp Tình trạng hệ thống
1 ngắn Ổn định
1 dài 1 ngắn RAM bị lỗi
1 dài 2 ngắn Card màn hình bị lỗi
Dài liên tục RAM không được gắn đúng
Ngắn liên tục Bộ cấp nguồn bị lỗi hay bị quá nhiệt
- Trong trường hợp RAM bị lỗi, thường là do lâu
ngày bị bám bụi bẩn nên các khe RAM tại chỗ tiếp xúc bị dơ hoặc cũng có thể
thanh RAM bị hỏng do một số lý do nào đó. Bạn hãy tắt máy và tháo lần lượt từng
thanh RAM ra và xem chúng có bị cháy hay hỏng không. Bạn hãy thử dùng một cục
tẩy chùi sạch chỗ tiếp xúc trên thanh RAM sau đó dùng một cọ nhỏ và một bình
xịt nhớt RP7 để làm sạch khe RAM, cách làm là bạn dùng bình xịt phun một lớp
dầu lên một bàn chải rồi nhẹ nhàng chà lên khe RAM, do đặc tính ăn mòn nhẹ của
RP7 sẽ lấy đi đáng kể những bụi bẩn hay do bị oxy hóa. Xong bạn lắp lại và bật
máy để xem có hoạt động bình thường không. Nếu chưa thì bạn nên thay bằng một
thanh RAM khác xem sao.
- Đôi khi chúng ta cũng gặp thông báo lỗi card màn
hình. Điều này có thể do card màn hình bị hỏng, chỗ tiếp xúc không tốt hay do
bị lỏng đầu cắm và thường đi kèm với hiện tượng màn hình không hiển thị hình
ảnh. Bạn hãy thử siết hai ốc chỗ đầu cắm từ màn hình vào card màn hình xem sao.
Nếu vẫn chưa được thì bạn xem lại card đã được gắn chặt vào khe hay chưa. Hãy
thử thay bằng một card mà bạn biết là nó vẫn sử dụng tốt. Nếu sau khi thay thế
bằng một card màn hình khác mà hệ thống hoạt động ổn định thì tốt nhất bạn nên
mua một card mới.
- Cuối cùng là trường hợp lỗi bộ cấp nguồn hoặc do
hệ thống bị quá nhiệt, trước hết chúng ta cần kiểm tra lại các đầu cắm từ bộ
cấp nguồn đến bo mạch xem đã được gắn chặt hay chưa. Nếu máy báo lỗi thì bạn
hãy thử thay bộ cấp nguồn hoặc vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ CPU. Nếu nhiệt độ
của CPU cao hơn mức 50 độ C thì bạn cần kiểm tra lại hệ thống quạt của CPU và
của thùng máy. Hãy xem các lỗ thông gió có bị bẩn hay không. Nếu có, bạn cần
tiến hành làm sạch bụi. Ngoài ra cũng có thể do máy tính đặt gần một nguồn
nhiệt nào đó. Bạn hãy thử mang nguồn nhiệt sang chỗ khác xem sao.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được thêm
một số kinh nghiệm để nhận biết lỗi của máy tính và cách khắc phục chúng. Chúc
các bạn thành công.
+++++++++++++++++++++++++
PAN MẤT NGUỒN CỦA LAPTOP IBM T30
Trước tiên, ta kiểm tra điện áp Standby tại chân
số 19 của Socket J7 thấy có áp là 2v9. Điện áp chuẩn tại đây là 3v3.
Tiếp theo ta kiểm tra điện áp đường VCC3M tại
chân số 1 của IC khiển nguồn H8S/2169A thấy áp tại đây = 0V ( mất áp ). Điện áp
chuẩn = 3v3.
Kiểm tra điện áp đường VCC5M tại chân số 36 của
IC khiển nguồn H8S/2169A thấy áp tại đây = 0v ( mất áp ). Điện áp chuẩn = 5v.
Tiếp tục kiểm tra điện áp cấp cho IC khiển nguồn
PMH-2 tại chân số 7 ( VCC3SW ), thấy áp tại đây = 3v3, cũng chính là điện áp
chuẩn.
Đo điện áp cấp cho IC dao động nguồn MAX1631EAI tại
chân số 22, thấy áp tại đây = 0v ( mất áp ).
Đo điện áp đầu trên của điện trở R523 cấp nguồn cho
MAX1631EAI, thấy điện áp = 16v. Từ đó khẳng định điện trở R523 đã bị đứt.
Sau khi thay điện trở R523, ta kiểm tra lại tất cả
các đường nguồn trên, thấy đều có điện áp chuẩn. Test lại thì thấy máy chạy Ok.
+++++++++++++++++++++
PAN MẤT NGUỒN LAPTOP ACER ASPIRE 3680 ( 5570 )
Tình trạng máy của khách: chết ngắt! . Ta tiến
hành các bước sau:
Đo kiểm tra điện áp 3.3v standby tại công tắc mở
nguồn: có đủ áp.
Đo kiểm tra điện áp 3vpcu cấp cho chip khiển
nguồn pc87541v-vpc tại chân số 45: có đủ áp.
Đo kiểm tra điện áp 3vpcu và 5vpcu tại 2 đầu tụ
lọc: có đủ áp. Hai điện áp 3vpcu và 5vpcu chính là 2 nguồn 3.3v và 5v cấp trước cho mainboard, nó được tạo ra bởi IC dao động nguồn
Max8734a điều khiển cho 2 cặp fet đôi kết hợp vối 2 cuộn dây dao dộng tạo ra 2
điện áp 3.3v và 5v.
đo kiểm tra điện áp 12vout tại chân của diode đôi:
thấy không có áp. Ta đo tổng trở tại chân số 1 của diode thì thấy tổng trở rất
thấp ; sau khi cách ly ngã ra của đường 12vout thì ta xác định được tụ PC55 bị
rỉ. Các bạn có thể tháo bỏ hoặc thay tụ khác và sau đó thử lại sẽ thấy máy lên
nguồn bình thường. Nhiệm vụ cuối cùng là nhâm nhi một ly café thư giãn nhé
+++++++++++++++++